Những bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Những bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

5 phút, 41 giây để đọc.

Ở nước ta hiện nay, thoát vị đĩa đệm là bệnh đang ở tình trạng đáng báo động rất cao. Bệnh hay gặp nhất ở lứa tuổi lao động từ 20 đến 55 tuổi. Thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra những hậu quả và biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Vậy có phương pháp nào điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả không?” Chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đang thắc mắc. Bài viết sau đây dautuweb.com sẽ giúp mọi người có câu trả lời này, cùng theo dõi nhé!

Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân gây bệnh chính mà một người có thể gặp phải như sau:

  • Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
  • Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
  • Do chấn thương ở vùng lưng
  • Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
  • Yếu tố di truyền

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
  • Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm

Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y

Hiện nay có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau như sử dụng bài thuốc đông y, thuốc dân gian, thuốc tây, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị nặng hay nhẹ mà sử dụng cách chữa phù hợp.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y

Quay trở lại với thắc mắc chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y có tốt không? Câu trả lời là dù bạn có chữa bệnh bằng đông y hay bằng tây y thì cũng cần phải đến bệnh viện để khám. Từ đó sẽ xác định được tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào để có biện pháp chữa tốt nhất.

Bạn chỉ nên tự ý chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y khi tình trạng thoát vị nhẹ. Khi bệnh phát triển nặng hoặc bài thuốc đông y không có hiệu quả tốt thì phải điều trị y tế ngay lập tức.

Ưu nhược điểm của chữa bệnh bằng Đông Y

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông Y có nhiều ưu điểm:

  • An toàn: Không gây những tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,…
  • Hiệu quả cao: Thuốc có tác dụng chữa tận gốc của bệnh và giúp phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
  • Dễ thực hiện, dễ uống: Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu ngay trong vườn nhà mình, giúp tiết kiệm chi phí chữa trị.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp điều trị này là thời gian để nhìn thấy hiệu quả khá lâu.

Những bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y bằng các bài thuốc sau đây đã được rất nhiều người áp dụng và thành công.

Bài thuốc 1: Độc hoạt tang ký sinh thang

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Độc hoạt 12g
  • Tế tân 4
  • Sinh địa 12g
  • Đảng sâm 12g
  • Quế chi 4g
  • Phòng phong 10g
  • Đương quy 12g
  • Phục linh 10g
  • Tang ký sinh 16g
  • Ngưu tất (Bắc) 12g
  • Bạch thược 10g
  • Cam thảo(Bắc) 4g
  • Tần giao 8g
  • Đỗ trọng(Bắc) 12g
  • Xuyên khung 8g

Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc 1: Độc hoạt tang ký sinh thang

Bài thuốc 2: Từ cây Dây đau xương

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20g cây Dây Đau Xương
  • Gừng tươi, lá lốt, lá lưỡi hổ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng cây Dây Đau Xương sử dụng cùng với gừng tươi, lá lốt tươi, lưỡi hổ giã nát, sao vàng cùng với dấm hoặc rượu để đắp trực tiếp lên chỗ khớp bị đau
  • Bước 2: Bó hỗn hợp trên bằng một tấm vải sạch
  • Bước 3: Đến khi nào hết nóng thì bỏ ra sao lại rồi đắp tiếp

Bài thuốc 2: Từ cây Dây đau xương

Bài thuốc 3: Từ lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30g lá lốt
  • 30g rễ bưởi bung
  • 30g rễ cây vòi voi
  • 30g rễ cỏ xước

Thực hiện:

  • Bước 1: Đem nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đi rửa sạch và để ráo nước
  • Bước 2: Sau đó cắt nhỏ nguyên liệu cho lên chảo sao vàng rồi để nguội trong khoảng 1 tiếng
  • Bước 3: Cho toàn bộ nguyên liệu đó vào ấm sắc với 3 chén nước đầy
  • Bước 4: Sắc đến khi nào còn chừng 1/3 chén thì chắt ra, chia làm 3 lần uống trong ngày

Bài thuốc 3: Từ lá lốt

Bài thuốc 4: Từ rễ cây đinh lăng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 30g rễ cây đinh lăng khô
  • 2 lít nước lọc và ấm sắc thuốc

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rễ cây đinh lăng
  • Bước 2: Cắt rễ đinh lăng thành từng khúc nhỏ, cho vào chảo nóng sao vàng lên
  • Bước 3: Khi đã vàng thì tắt bếp, cho vào nồi sắc với 2 lít nước lọc
  • Bước 4: Sắc cho đến khi còn khoảng ½ nước thì tắt bếp, chắt lấy nước uống trong ngày

Bài thuốc 4: Từ rễ cây đinh lăng

Những bài thuốc Nam kể trên được đánh giá cao về hiệu quả cũng như sự lành tính vốn có. Tuy nhiên như đã đề cập ngay từ đầu thì chúng chỉ có công dụng giảm đau hoặc khắc phục một số triệu chứng tạm thời. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải hết sức kiên trì theo đuổi phương pháp dùng thuốc nam thì mới đạt được hiệu quả nhất định.

Nguồn: stpeterline.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.