Điện châm - Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Điện châm – Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai

5 phút, 20 giây để đọc.

Khớp vai là một trong những khớp lớn, có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng của cơ thể người. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng từ vận động tinh tế liên quan tới sinh hoạt đến những hoạt động mạnh mẽ như: thể thao; sản xuất; lao động; … Chúng ta rất hay gặp tình trạng đau khớp vai ảnh hưởng rất lớn sinh hoạt hằng ngày.

Vậy nguyên nhân nào gây viêm quanh khớp vai? Phải làm thế nào để giảm thiểu và chấm dứt tình trạng đau nhức. Cùng dautuweb.com tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!

Tổng quan bệnh viêm quanh khớp vai

Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: viêm gân; viêm co thắt bao khớp gây đau; hạn chế vận động khớp vai

Viêm quanh khớp vai là tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân; cơ; dây chằng; bao khớp; loại trừ tổn thương phần đầu xương; sụn khớp và màng hoạt dịch. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là thể phổ biến nhất.

Thể đông đặc khớp vai là do sự dày lên và co cứng của bao khớp vai, là tình trạng đau kèm theo hạn chế vận động khớp vai. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng. Ở Việt Nam, viêm quanh khớp vai chiếm 2% dân số và chiếm tỉ lệ 12,5% trong tổng số các bệnh nhân bị bệnh khớp.

Tổng quan bệnh viêm quanh khớp vai

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm quanh khớp vai

  • Viêm quanh khớp vai do bệnh nghề nghiệp: Lao động nặng liên tục làm chấn thương cơ, dây chằng vùng vai…
  • Tập thể thao quá sức: tennis; cầu lông…
  • Thoái hóa gân ở người cao tuổi
  • Viêm quanh khớp vai do các bệnh toàn thân gây nên: Tim mạch, ung thư vú…
  • Tập luyện quá sức hoặc sai cách dẫn đến viêm quanh khớp vai

Triệu chứng thường gặp của viêm quanh khớp vai

Biểu hiện chủ yếu của viêm quanh khớp vai là đau và hạn chế vận động khớp vai. Tùy theo thể bệnh mà biểu hiện mức độ khác nhau.

  • Người bệnh có thể đau dữ dội toàn bộ vùng cổ vai gáy, lan xuống cánh tay, bàn ngón tay, hoặc đau âm ỉ trong khớp vai. Đau tăng lên khi vận động hoặc tỳ đè vào khớp vai. Thường đau nhiều về đêm gần sáng
  • Hạn chế vận động khớp vai: Tùy theo thể bệnh mà mức độ hạn chế vận động khớp vai khác nhau. Người bệnh thường không đưa tay lên cao và ra sau được, khó làm các động tác như: chải đầu, buộc tóc, mặc áo… Nếu thể đông cứng khớp vai thì người bệnh có biểu hiện hạn chế vận động rõ rệt

Triệu chứng thường gặp của viêm quanh khớp vai

Thể bệnh của viêm quanh khớp vai

  • Viêm khớp vai đơn thuần (viêm khớp vai mạn tính): Thường do bệnh lý gân
  • Viêm khớp vai vi tinh thể (đau vai cấp)
  • Giả liệt khớp vai: Đứt gân mũ cơ quay hoặc bó dài gân cơ nhị đầu.
  • Cứng khớp vai (Viêm quanh khớp vai thể đông cứng)

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp điện châm

Điện châm là gì?

Điện châm là phương pháp sử dụng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt vị châm cứu để chữa bệnh. Đây là phương pháp điều trị kết hợp giữa châm cứu (y học cổ truyền) và dòng điện (y học hiện đại). Do có nhiều ưu điểm nên điện châm được xem phương pháp chủ lực trong châm cứu hiện nay.

Viêm quanh khớp vai theo Y học cổ truyền được gọi là Kiên thống (thuộc phạm vi chứng tý). Theo lý luận Theo y học cổ truyền thì nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai là do các tác nhân gây bệnh (Nội nhân, Ngoại nhân, Bất nội ngoại nhân) xâm nhập vào cơ thể gây cản trở tuần hoàn của khí huyết, làm cho không được lưu thông bình thường, bị ứ trệ tại các kinh mạch lưu thông qua vùng vai gây nên.

Quá trình điện châm

  • Dụng cụ vật tư y tế cần dùng: Kim châm cứu vô khuẩn (hiện nay thường dùng kim 01 lần), bông, cồn, pince, khay quả đậu, máy điện châm hai tần số bổ tả hoạt động tốt, hộp chống shock, máy đo huyết áp, tai nghe.
  • Chỉ định: Viêm quanh khớp cấp hoặc mãn tính
  • Chống chỉ định: Viêm quanh khớp vai do các nguyên nhân: Chấn thương, viêm gân, do bệnh lý mạch máu tim mạch, bệnh phổi gây nên
  • Lựa chọn công thức huyệt điều trị: Tùy nguyên nhân gây bệnh mà Thầy thuốc chỉ định đơn huyệt khác nhau.
  • Các huyệt vị thường dùng là: Kiên ngung; Tý nhu; Ngoại quan; Hợp cốc; Kiên tỉnh; Thiên tông
  • Thời gian tiến hành một lần điện châm thường là 20 – 30p, liệu trình điều trị khoảng 2 – 3 tuần

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp điện châm

  • Tiến hành kỹ thuật điện châm gồm các bước sau: Xác định vị trí các huyệt vị; sát khuẩn da tại vị trí huyệt vị; châm kim vào huyệt vị; lắp điện cực lên kim châm cứu (vị trí các rắc nối dẫn điện vào kim châm cứu trên từng huyệt vị tùy theo yêu cầu điều trị là châm bổ hay tả). Bật công tắc cho máy chạy; xem đèn báo; vặn núm điều chỉnh công suất điện tăng từ từ; đạt đến mức độ yêu cầu của điện thế và cường độ thích ứng với từng người bệnh. Khi đó người bệnh cảm thấy dễ chịu hay hơi căng tức nhưng chịu đựng được
  • Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình điều trị, đề phòng tai biến và biến chứng có thể xảy ra. Tai biến thường gặp là vựng châm: người bệnh bồn chồn; hoa mắt; chóng mặt; vã mồ hôi; mạch nhanh; sắc mặt nhợt nhạt
  • Xử trí vựng châm: Tắt máy châm cứu; rút kim châm; cho người bệnh nằm nghỉ; ủ ấm; giải thích động viên tinh thần người bệnh; theo dõi mạch và huyết áp cho người bệnh

Nguồn: vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.