vận động thể thao
Sức Khỏe Vận Động Thể Thao

Những lưu ý để tập thể dục đúng cách cho thai phụ

4 phút, 38 giây để đọc.

Ai cũng biết tập thể dục có tác dụng rất tốt đối với cơ thể của chúng ta. Ngoài việc giúp người tập có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Tập thể dục cong khiến cho não bộ hoạt động tốt hơn. Thêm năng lượng cho bạn hoàn thành tốt công việc cũng như học tập. Tuy nhiên tập thể dục cho tai phụ có tốt giống như người bình thường. Và thai phụ có nên tập thể dục hay không, tập vào giai đoạn nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn hãy đọc bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho bạn.

Lưu ý khi tập thể dục cho thai phụ

Nhiều thai phụ thường hạn chế vận chuyển, ngại tập thể dục vì lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Việc phụ nữ có thai hoặc người từng bị hư thai khi có thai lại, duy trì thói quen nằm một chỗ dưỡng thai hoặc hạn chế tối đa việc vận động không phải là tốt cho thai nhi, thậm chí gây hại.

Cơ, xương để giảm đau nhức, co thắt thì phải vận động. Xương chúng ta nếu không vận động cũng có thể gây loãng xương, biểu hiện qua việc đau nhức.

Lưu ý khi tập thể dục cho thai phụ-1

Tập thể dục do vậy, giúp cho cơ thể thai phụ dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng chuẩn bị sẵn sàng cho ngày vượt cạn đồng thời còn cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ trầm cảm.

Khi thai phụ tập thể dục cần lưu ý tập các bài tập đã từng thực hiện trước khi mang thai, phù hợp với sức khỏe, không quá sức, các động tác không gây nguy hiểm cho em bé, ví dụ không tập các động tác gập bụng, các động tác chưa từng thực hiện cũng không nên thử.

Trong quá trình tập luyện, thai phụ cũng cần điều chỉnh tần suất và cường độ vận động sao cho phù hợp nhất với những thay đổi của cơ thể theo từng giai đoạn. Ví dụ khi thai lớn, khả năng thăng bằng sẽ bị hạn chế ít nhiều, nên cần tập chậm lại để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.

Lưu ý khi tập thể dục cho thai phụ-2

Tác dụng của mát-xa (massage) đối với thai phụ

Với phụ nữ mang thai, việc máu huyết lưu thông không tốt như trước khi mang thai do “độ nhớt” của máu tăng lên, cộng thêm việc tử cung lớn dần lên chèn ép các mạch máu, làm máu vùng dưới cơ thể (như ở chân) về tim khó khăn (có thể gây phù chân).

Về cơ bản, thai phụ có thể mat-xa như trước khi mang thai nhưng cần lưu ý nên mát-xa chủ yếu ở các vùng tay, chân, đặc biệt là các khớp nhằm giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau khớp.

Thai phụ cũng có thể được mát-xa vùng lưng. Việc mát-xa sẽ giúp sản phụ thoải mái và giảm stress. Riêng vùng bụng chỉ xoa nhẹ, kết hợp với kem hạn chế rạn da, không mát-xa mạnh như người làm giảm mỡ bụng vì có thể gây ra những cơn gò không tốt cho thai nhi.

Tập thể dục và mát-xa là cách có thể giúp chị em có thai thư giãn cơ, các triệu chứng đau khớp.

Tác dụng của mát-xa (massage) đối với thai phụ

Tập luyện cường độ vừa phải là gì?

Tập luyện với cường độ vừa phải có nghĩa là vận động cơ thể đủ để làm tăng nhịp tim và đổ mồ hôi. Trong khi tập luyện, vẫn có thể nói chuyện thoải mái mà không cảm thấy mệt mỏi. Một số hoạt động aerobic với cường độ vừa phải mà phụ nữ mang thai có thể áp dụng ví dụ như bơi lội, đi bộ nhanh, đi xe đạp trên địa hình bằng phẳng. Có thể dành ra 30 phút tập luyện vào khoảng 5 ngày trong tuần hoặc mỗi ngày chia nhỏ các bài tập mỗi lần 10 phút. Ví dụ, có thể chia nhỏ thành 3 lần đi bộ trong ngày và mỗi lần là 10 phút.

Tập luyện cường độ vừa phải là gì?

Tập luyện cường độ cao là gì?

Tập luyện cường độ cao là các bài tập hoạt động mạnh và liên tục trong một thời gian dài. Nếu đang theo một chế độ tập luyện cường độ cao trước khi mang thai. Hay cân nhắc dừng lại và nên hỏi ý kiến của bác sĩ liệu rằng nên tập luyện với cường độ như thế nào là phù hợp. Bà bầu nên hạn chế tập luyện các bài tập có cường độ cao trong thời gian mang thai. Vì nó có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho thai kỳ. Hãy đợi sau khi em bé chào đời để quay lại với việc tập luyện thường xuyên.

Tập luyện cường độ cao là gì?

Khi nào có thể bắt đầu tập thể dục sau khi mang thai?

Nếu người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh thường. Thì hoàn toàn có thể bắt đầu tập thể dục lại ngay sau khi em bé chào đời. Thông thường, sẽ an toàn cho bà bầu khi bắt đầu tập thể dục vài ngày sau khi sinh con. Hoặc ngay khi cảm thấy sẵn sàng. Nếu người mẹ đã sinh mổ hoặc có các biến chứng khác khi sinh. Hãy hỏi bác sĩ liệu thời điểm nào là thích hợp để bắt đầu quay lại việc tập thể dục.

Nguồn: voh.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.