Phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout

8 phút, 42 giây để đọc.

Ngày nay, không khó để bắt gặp bệnh nhân bị gout tại các bệnh viện. Nhiều bệnh nhân khớp còn nổi cục, biến dạng. Bệnh gây đau đớn, tạo tâm lý hoang mang, mất ăn, mất ngủ cho người bệnh. Số người bị bệnh gout tại Việt Nam cũng đang dần tăng lên theo thời gian. Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 10 năm trở lại đây, bệnh gút chiếm tỉ lệ 8,57%, vươn lên đứng hàng thứ tư các bệnh về khớp được điều trị tại đây.

Bài viết ngày hôm nay, dautuweb.com sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout trong đông y. Hãy theo dõi bài viết để có thêm kiến thức về căn bệnh này nhé!

Giới thiệu về bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra các cơn đau ở khớp. Đặc biệt là khớp ngón chân cái, khiến người bệnh khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt.

Bệnh gout thường gặp ở nam giới từ 30 tuổi trở lên. Nguyên nhân chính gây bệnh là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Trong đó, các yếu tố nguy cơ làm tăng nồng độ axit uric là:

  • Thường xuyên sử dụng rượu bia
  • Bị thừa cân, béo phì
  • Mắc chứng rối loạn chuyển hóa đường, mỡ trong máu, tăng huyết áp, các bệnh lý thận
  • Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài như thuốc chống lao, …
  • Do di truyền hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt bất hợp lý

Tổng quan về bệnh gout

Bệnh gout có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu như:

  • Đau dữ dội: Vị trí cơn đau thường ở các khớp, nhất là khớp ngón chân cái hoặc cả khớp tay, chân. Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và hay tái phát từng đợt
  • Vùng da tại vị trí khớp bị sưng đau có thể ngứa, đỏ và bong tróc, nhất là khi cơn đau thuyên giảm
  • Do bệnh gout gây sưng đau ở các khớp chân, tay nên làm cản trở vận động và sinh hoạt, gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh

Phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout

Phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm, là một phương pháp được phát triển từ kỹ thuật châm cứu, đã và đang được ứng dụng trong điều trị bệnh gout. Cấy chỉ là kỹ thuật đưa một đoạn chỉ tự tiêu (thường là chỉ Catgut) vào huyệt để kích thích huyệt và chữa bệnh khi chỉ tiêu dần. Hiện nay, cấy chỉ được xem là phương pháp châm cứu hiện đại giúp cải thiện tình trạng bệnh và người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.

Cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ dùng trong điều trị bệnh gout cũng tương tự như châm cứu, nghĩa là, khi cấy chỉ Catgut vào huyệt, với tính chất vật lý, chỉ Catgut sẽ tạo ra tác dụng kích thích cơ học. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng của châm cứu có thể được giải thích bởi 2 học thuyết sau:

  • Học thuyết y học hiện đại: Tại vị trí châm cứu, các cung phản xạ mới được kích thích tạo ra nhằm làm ức chế và phá vỡ những cung phản xạ bệnh lý
  • Học thuyết y học cổ truyền: Châm cứu giúp cân bằng âm – dương, điều hòa kinh lạc

Phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout

Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ chữa bệnh không cần phẫu thuật, hạn chế sử dụng thuốc

Việc chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ là một giải pháp hiệu quả giúp người bệnh không phải phẫu thuật, hạn chế sử dụng thuốc đối với một số bệnh. Đây là một kỹ thuật xâm lấn có giới hạn, giúp người bệnh giảm đau, phục hồi chức năng vận động.

Điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm

Phương pháp này tác động vào huyệt vị nhằm kích thích các chất nội sinh có tác dụng: chống viêm; giảm đau; cân bằng quá trình tạo – hủy xương; giảm áp lực khu thoát vị; giải phóng chèn ép rễ thần kinh trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Cấy chỉ áp dụng được với nhiều đối tượng

Chữa bệnh bằng phương pháp cấy chỉ có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác, kể cả những trường hợp có biến chứng teo cơ, tiểu tiện không tự chủ đều có thể tiến hành được. Biện pháp cấy chỉ còn kích thích tăng cường dinh dưỡng, hồi phục thần kinh, cơ bắp. Trường hợp để lại di chứng sau phẫu thuật vẫn áp dụng được phương pháp cấy chỉ.

Cấy chỉ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường đề kháng cơ thể

Một ưu điểm khác của phương pháp chữa cấy chỉ catgut là nó có tác dụng tăng cường đồng hóa; giảm dị hóa; kèm theo tăng cao protein và hydratcarbon ở cơ; giảm nồng độ acid lactic cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ. Vì vậy, cấy chi catgut góp phần tăng chuyển hóa và dinh dưỡng ở cơ; làm tăng sinh lưới mao mạch; lưu thông máu trong lòng mạch ở các chi thể; kích thích miễn dịch; tăng cường đề kháng cơ thể.
Phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout

Phương pháp cấy chỉ tuyệt đối an toàn, không gây biến chứng

Sử dụng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo khá an toàn, không gây biến chứng cho người bệnh. Tỷ lệ người bệnh tái phát bệnh sau khi chữa trị bằng phương pháp này rất nhỏ, chỉ xảy ra ở trường hợp do tuổi tác cao kéo theo sự thoái hóa, có sai sót trong quá trình sinh hoạt, vận động hàng ngày.

Hiệu quả của phương pháp cấy chỉ

Cấy chỉ điều trị bệnh gout mang lại các hiệu quả sau:

  • Chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa tái phát: Khi cấy chỉ vào các huyệt để kích thích phủ tạng sẽ giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể. Ví dụ như điều hòa chức năng thận để tăng thải trừ axit uric, điều hòa chức năng tạng tỳ để ngăn ngừa quá trình rối loạn chuyển hóa axit uric.
  • Thời gian điều trị ngắn: Liệu trình điều trị bệnh gout bằng phương pháp cấy chỉ thường ngắn, trung bình từ 2 – 4 tuần/lần, cấy chỉ tối đa 3 lần. Do đó tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị bệnh.

Cấy chỉ nếu kết hợp với chế độ dinh dưỡng đúng cách, sinh hoạt và nghỉ ngơi đều đặn, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao, nhanh chóng giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Quy trình thực hiện phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout

Chống chỉ định

Cấy chỉ điều trị bệnh gout chống chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đang bị sốt hoặc huyết áp tăng trên 180/140mmHg.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Dị ứng chỉ Catgut.
  • Chống chỉ định điều trị bằng phương pháp châm cứu.

Thực hiện

Quy trình thực hiện cấy chỉ điều trị bệnh gout gồm các bước sau:

  • Bước 1: Người bệnh nằm trên giường, các huyệt chỉ định được bộc lộ
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành vô khuẩn dụng cụ và vùng huyệt, phủ săng có lỗ
  • Bước 3: Cắt chỉ Catgut thành từng đoạn có chiều dài khoảng từ 1 – 2 cm. Sau đó, luồn vào kim cấy chỉ
  • Bước 4: Sát trùng vùng huyệt cấy chỉ. Đâm kim đã cấy chỉ thật nhanh qua da và từ từ đẩy kim vào huyệt vị. Tùy huyệt tiến hành đâm kim có độ sâu khoảng từ 1 – 3 cm
  • Bước 5: Sau khi đâm kim cấy chỉ vào huyệt, cho lòng vào ống kim, từ từ đẩy nòng vào và rút kim ra. Chỉ Catgut sẽ ở lại trong huyệt vị
  • Bước 6: Lấy toàn bộ kim ra khỏi huyệt, tiến hành sát khuẩn, đặt gạc và băng dính lên vùng da đã cấy chỉ

Phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout

Lưu ý khi cấy chỉ điều trị bệnh gout

Trong quá trình thực hiện cấy chỉ cần chú ý theo dõi sắc mặt của bệnh nhân để kịp thời phát hiện và xử lý nếu có bất thường xảy ra.

Sau khi kết thúc kỹ thuật cấy chỉ cần chú ý theo dõi tại vị trí huyệt vị có chảy máu không. Người bệnh được nghỉ ngơi tại chỗ từ 15 – 30 phút trước khi chuyển sang buồng bệnh để theo dõi tiếp.

Một số tai biến có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gút cần được xử lý như sau:

  • Đổ mồ hôi, chóng mặt, choáng, mạch đập nhanh: Nhanh chóng rút kim ra và cho người bệnh uống nước đường nóng. Sau đó, nhẹ nhàng day và bấm các huyệt Bách hội, Nhân trung và Thái dương. Người bệnh được nghỉ ngơi đến khi ổn định thì tiến hành cấy chỉ tiếp. Tuy nhiên cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm đau người bệnh
  • Chảy máu huyệt vị: Ấn nhẹ nhàng miếng gạc khô vào vùng huyệt bị chảy máu đến khi máu ngừng chảy
  • Bị dị ứng chỉ Catgut: Cho người bệnh dùng thuốc chống dị ứng
  • Bị nhiễm khuẩn: Cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh

Cấy chỉ điều trị bệnh gút là phương pháp phát triển từ kỹ thuật châm cứu của y học cổ truyền, giúp giảm đau hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguồn: vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.