Trang phục của người Ê đê
Đời Sống Văn Hóa

Những nét đẹp văn hóa trong đời sống của người dân tộc Ê đê

6 phút, 30 giây để đọc.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú và những nét đặc sắc khác biệt, khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Chính sự khác biệt văn hóa của 54 dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Thái đã tạo nên di sản văn hóa Việt Nam đa sắc màu hơn bao giờ hết. Trong số 54 dân tộc thiểu số Việt Nam, dân tộc Ê đê có những phong tục tập quán, lối sống, cách ăn mặc riêng… Là một trong những dân tộc có giá trị văn hóa truyền thống, truyền thống tốt đẹp là dân tộc Ê đê. Dưới đây là một số nét đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hóa Ê đê mà bạn có thể cùng chúng tôi tham khảo.

Giới thiệu về người dân tộc Ê đê

Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Ước tính có hơn 331.000 người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đắc Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu để lại, tộc người Ê đê thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai. Có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Thuở mới hình thành, cộng đồng cư dân này sinh sống ở miền Trung. Sau đó di cư đến Tây Nguyên từ những năm thuộc thế kỷ 8 đến thế kỷ 15. Dù có sự thay đổi địa điểm cư trú qua nhiều thời gian. Nhưng đồng bào người Ê đê vẫn lưu giữ được những nét văn hoá lâu đời có từ hàng nghìn năm.

Kiến trúc nhà cửa độc đáo của người Ê đê

Kiến trúc nhà cửa độc đáo của người Ê đê

Nét văn hóa đặc biệt về nhà cửa phải kể đến lối thiết kế mặt tiền và hướng ở cũng như cấu trúc nhà sàn của họ. Thông thường nhà sàn của người Ê đê có hình con thuyền dài. Cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền.

Nhà của người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài, sàn thấp. Độ dài của ngôi nhà thường là 15 – 100 m tùy theo số lượng thành viên gia đình. Đây là đặc trưng riêng về lối kiến trức nhà ở chỉ người Ê đê mới có.

Văn hóa mẫu hệ của người Ê đê

Cuộc sống của người Ê đê theo lối mẫu hệ, con cái đều phải mang họ mẹ và người đàn ông lấy vợ phải theo nhà vợ. Con gái mới được hưởng thừa kế tài sản còn con trai thì ngược lại. Người con gái út được thừa kế nhà thờ cúng ông bà và có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già.

Được biết trong gia đình người Ê đê thì phụ nữ sẽ nắm quyền. Làm chủ nhà và có quyền tự quyết trong công việc hơn. Người đàn ông chỉ là phụ trợ cho công việc của phụ nữ. Thường sẽ làm những công việc mà cần sức khỏe nhiều hơn.

Một điểm đặc biệt nữa là để nhận biết được người phụ nữ đã có chồng hay chưa. Thì người ta sẽ nhìn qua khung cửa sổ thuộc nhà dài của người đó. Theo đó, nếu cửa sổ nhà được mở ra tức là cô gái đó đã có chồng. Còn ngược lạc cửa sổ đóng thì cô gái vẫn còn trinh nguyên.

Những nét văn hóa sản xuất

Người Ê đê chủ yếu sống vào nghề nông nghiệp theo hướng “tự cung tự cấp”. Hoạt động theo xu hướng nguyên thủy. Họ chủ yếu là làm nương, làm rẫy và tiến hành săn bắt, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải… Ngoài ra, người Ê đê thì vẫn sản xuất theo hình thức luân canh. Tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự màu mỡ.

Người Ê đê đan xen thêm trồng các cây công nghiệp như: cây cao su, café, điều, hồ tiêu… và chế biến nông sản. Về chăn nuôi, người Ê đê thường nuôi các con trâu, bò, dê, lợn, voi…

Ngoài ra, đồng bào người Ê đê ở đây còn làm thêm nghề đan lát, làm gốm, đồ trang sức, gỗ. Để ngoài phục vụ cuộc sống sinh hoạt họ còn phục vụ cho nghi lễ tâm linh hằng ngày.

Về văn hóa tâm linh

Về văn hóa tâm linh

Có lẽ dễ nhận thấy nhất trong văn hóa tâm linh của người Ê đê chính là sự tôn sùng đất trời. Họ coi Giàng (trời) là đấng thần linh tối cao được thờ phụng ở nhiều nơi trong bản làng. Bên cạnh đó, với người Ê đê mọi sinh vật trong thiên nhiên đều là những thứ linh thiêng. Cho nên họ thờ các vị thần như: thần sông, thần núi, thần cây, thần rừng…

Với người Ê đê, tất cả những dụng cụ đều có linh hồ từ cồng, chiêng đến ngôi nhà… Và cũng chính vì thế mà người dân thường xuyên tổ chức các lễ hội tế thần, dâng thần. Để cầu may cho buôn làng cũng như mùa màng được bội thu.

Song hành với đó thì người Ê đê cũng tổ chức các lễ hội dân gian như: Lễ đâm trâu, lễ cúng nhà mới, lễ cúng vòng đời, lễ trưởng thành. Hơn thế, người Ê đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú gồm: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ. Đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng như: Khan Đam San, Khan Đam Kteh M’lan…Người Ê đê còn được biết đến là một dân tộc có lấy ca hát là niềm vui trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Cho nên đây cũng được xem là nét văn hóa độc đáo. Nhạc cụ phổ biến của người Ê đê gồm có: cồng, chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn Đinh Năm…

Trang phục của người Ê đê

Ngoài những yếu tố về ẩm thực, những phong tục tập quán truyền thống và lối sống sinh hoạt hằng ngày. Thì trang phục cũng là điều làm nên nét độc đáo và khác biệt cho văn hóa Ê Đê. Nếu như người Kinh tạo được sự ấn tượng tốt đẹp và làm nên sự khác biệt độc đáo nhất. Qua những bộ áo dài truyền thống hay người dân tộc Thái với những bộ trang phục. Tuy đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Thì dân tộc Ê Đê lại tạo được sức hút mạnh mẽ với những bộ y phục độc đáo và mới lạ.

Trang phục của đồng bào Ê Đê có phong cách thẩm mỹ tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của dân tộc Ê Đê là màu đen. Có điểm những hoa văn sặc sỡ. Nữ giới sẽ mặc áo và quấn váy (Ieng). Còn nam giới thì đóng khố (Kpin). Ngoài ra, họ còn yêu thích những đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm.

Ê Đê là một dân tộc tiêu biểu của Việt Nam với những nét văn hóa truyền thống độc đáo và khác biệt. Bên cạnh đó, đồng bào Ê Đê còn là một niềm tự hào lớn của dân tộc Việt. Với hình cảnh cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc. Hy vọng những thông tin được cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về văn hóa Ê Đê nhé.

Nguồn: nem-vn.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.