sai lầm khi cho lời khuyên
Gia Đình Tình Yêu

Đưa ra lời khuyên với người mình yêu thương: Hãy tránh những sai lầm sau đây

6 phút, 31 giây để đọc.

Việc đưa ra lời khuyên chưa bao giờ là dễ, nhất là đối với những người mà ta yêu thương và trân trọng. Trong tình yêu việc đưa ra lời khuyên thường xuất phát từ sự mong muốn đối phương tốt hơn mỗi ngày nhưng nếu khuyên không đúng cách lại trở thành phản tác dụng. Đã nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn và hiểu lầm nhau chỉ vì đưa ra lời khuyên chưa đúng thời điểm hoặc chưa diễn đạt đúng cách. Cho nên chúng ta hãy học cách đưa ra lời khuyên đúng cách để không vấp phải những trường hợp như vậy nhé!

Cho lời khuyên chưa đúng thời điểm

lời khuyên

Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy bị thôi thúc phải đưa ra lời khuyên cho ai đó ngay cả khi không được yêu cầu? Sai lầm trong giao tiếp này thường xuất phát từ tình yêu thương và sự quan tâm. Khi yêu ai đó, bạn muốn họ tốt hơn và đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng việc chúng ta hay đưa ra những lời khuyên không cần thiết thường sẽ phản tác dụng.

Nó luôn xảy ra trong các mối quan hệ khi chúng ta rất muốn giúp đỡ người ấy cải thiện; nhưng lại không suy nghĩ liệu họ có cần lời khuyên từ chúng ta hay không. “Trung thực là chính sách tốt nhất”; nhưng đôi khi chúng ta đã đưa nó đi quá xa. Nếu bạn nghe thấy chính mình muốn nói, “Tôi nghĩ bạn nên…” hoặc “Điều này ở bạn không tốt”; thì hãy chú ý, có thể bạn sắp đưa ra một số lời khuyên mà người khác không muốn nghe.

Phương pháp tiếp cận phù hợp

Nếu bạn cảm thấy rằng việc đưa ra lời khuyên cho ai đó là quan trọng; bạn có hai lựa chọn về cách tiếp cận đối tượng. Bạn có thể hỏi ý kiến của đối phương và nhận sự cho phép của người đó; trước khi khuyên nhủ hoặc bạn có thể tìm cách đảm bảo với họ rằng những lời khuyên của bạn hoàn toàn tính xây dựng.

Yêu cầu ai đó cho phép mình đưa lời khuyên không phải lúc nào cũng hiệu quả vì người đó có thể nói rằng họ không muốn nghe những điều đó. Nếu họ không muốn nghe những gì bạn nói, thứ duy nhất bạn có thể làm chính là im lặng và để người đó tự mình tìm cách giải quyết.

Không quan tâm đến cảm xúc người nghe khi cho lời khuyên

lời khuyên sai

Cảm xúc của chúng ta thường xuyên dao động và thật không may; chúng ta không thể lúc nào cũng vui vẻ. Chúng ta có thể cảm thấy căng thẳng trong công việc; buồn vì điều gì đó đã xảy ra, hoặc thất vọng vì không đạt được điều mình muốn. Nỗi buồn lớn nhất đến từ việc cảm thấy rằng người mà lẽ ra phải hiểu rõ chúng ta nhất lại không thể nhận ra cảm giác đau khổ của chúng ta.

Hãy tưởng tượng người ấy của bạn trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng. Bạn còn chưa cho họ kể hết câu chuyện của mình, đã lập tức đưa ra lời khuyên. Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp họ và cố gắng khắc phục vấn đề cho họ. Nhưng cách tiếp cận đó chưa bao giờ mang lại hiệu quả cao.

Bạn không chỉ rơi vào sai lầm đầu tiên khi đưa ra lời khuyên không đúng lúc mà còn bị coi là phớt lờ nhu cầu của đối phương tại thời điểm đó. Có thể đôi khi người ấy muốn được thảo luận hoặc giải quyết vấn đề cùng bạn; nhưng khi họ mới bước chân về nhà sau một ngày mệt mỏi, điều duy nhất họ cần lúc đó là được lắng nghe.

Phương pháp tiếp cận phù hợp

Tôn trọng cảm xúc của đối phương bằng cách lắng nghe họ. Sử dụng khả năng chủ động lắng nghe và tránh cố gắng khắc phục vấn đề cho họ ngay lập tức. Ngay cả khi vấn đề có vẻ nhỏ nhặt đối với bạn; hãy tránh tầm thường hóa cảm xúc của họ. Bạn có thể giúp anh ấy hoặc cô ấy tìm ra giải pháp sau đó, nhưng lúc đầu; chỉ cần thừa nhận những suy nghĩ và cảm xúc của họ.

Không đưa ra lời khuyên nào khi được yêu cầu

chia sẻ kiến thức

Nếu các vấn đề trước đây liên quan đến việc cung cấp quá nhiều thông tin; thì cũng có nhiều người lại sai lầm trong việc chẳng đưa ra một lời khuyên nào.

Hãy tưởng tượng người ấy đến gặp bạn để gợi ý về địa điểm tổ chức ngày kỉ niệm của hai bạn. Thay vì cùng họ liệt kê một vài lựa chọn; bạn lại trả lời bằng cách: “Anh/em không biết” hoặc “Tùy thôi, anh/em đều ổn với bất cứ thứ gì em/anh chọn.”

Bạn nghĩ rằng bạn đang thể hiện sự thoải mái và linh hoạt của mình; nhưng đó không phải là thông điệp bạn đang gửi đến đối phương. Anh ấy hoặc cô ấy đến với bạn vì họ muốn gợi ý và lời khuyên từ bạn và những câu trả lời như không quan tâm hoặc không muốn chịu bất kỳ trách nhiệm nào về việc ra quyết định thực sự gây cho người khác cảm giác khó chịu. Bạn không nhất thiết phải đưa ra câu trả lời chắc chắn; nhưng họ muốn thấy rằng bạn sẵn sàng đưa ra một số ý tưởng ​​đóng góp về vấn đề chung.

Cách tiếp cận phù hợp

Khi ai đó yêu cầu phản hồi của bạn, hãy dành một chút thời gian để xem xét yêu cầu của họ. Bạn không cần phải giải quyết vấn đề cho họ, nhưng bạn có thể giúp họ suy nghĩ về tình huống theo một góc nhìn mới.

Không đứng trên lập trường của đối phương

Nhiều người trong chúng ta khó có thể đặt bản thân vào vị trí của đối phương để suy xét. Ta có xu hướng áp đặt các vấn đề và thành công của mình lên người khác dù hoàn cảnh của ta không hẳn giống hoàn cảnh của họ. Việc đưa ra lời khuyên dựa trên những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của bản thân chứ không phải của đối phương vừa không hiệu quả vừa rất vô duyên.

Phê bình tính cách người nghe

cùng nhau vượt qua

Phân biệt giữa hành động của một người với chủ ý của họ là rất quan trọng. Mọi người rất thường làm những điều ngu ngốc vì các ý định tốt đẹp. Những ai trưởng thành trong gia đình có cha mẹ hay chỉ trích sẽ hiểu được cảm giác của người bị phán xét tính cách chỉ vì một lỗi lầm mà mình gây ra.

Muốn đối phương phải biết ơn mình khi cho lời khuyên

Chỉ vì bạn dành thời gian cho ai đó lời khuyên không có nghĩa là họ bắt buộc phải làm theo bạn hay phải biết ơn bạn. Rất nhiều lần (thường là trên các diễn đàn) tôi bắt gặp một người đưa ra lời khuyên thất vọng vì người khác không làm theo ý họ. Mọi người không có nghĩa vụ phải áp dụng lời khuyên của ta. Đó là cuộc đời của họ. Nếu những gì bạn nói liên quan đến họ, họ sẽ xác định ra và làm thử. Còn nếu không thì họ chẳng nợ bạn điều gì cả. Lời khuyên là một món quà. Và vì là quà nên lời khuyên cần được trao đi vô điều kiện.

Nguồn: vov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.