Điểm danh những món mì nổi danh khu vực Đông Á
Ẩm Thực Đời Sống

Điểm danh những món mì nổi danh khu vực Đông Á

5 phút, 36 giây để đọc.

Món mì ở khu vực Đông Á không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực có lịch sử lâu đời. Thế giới mì ở Đông Á rất rộng lớn. Các quốc gia của khu vực Đông Nam Á có những món ăn nổi tiếng đặc trưng cho mì. Nhưng chúng không đơn giản chỉ là mì; chẳng hạn như Kuy Teav ở Campuchia, Tom Yum ở Thái Lan,… Đây là món mì đặc trưng của từng từng vùng miền của từng quốc gia. Tất cả đều là những loại mì ngon và nổi tiếng nhất trong vùng. Nào, hãy cùng dautuweb tìm hiểu những món mì đặc biệt này nhé!

Món mì Udon là một nét văn hoá của Nhật Bản

Món mì Udon là một nét văn hoá của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, mỗi vùng đều sở hữu một phương pháp nấu mì Udon đặc trưng. Sợi mì dài và dày được làm từ bột mì bơi trong bát nước dùng. Loại nước dùng đặc trưng nhất là kakejiru, với hương vị tươi ngon. Nước dùng được làm từ nước dashi, nước tương và rượu nấu rượu mirin.

Món mì kéo sợi cực kỳ nổi tiếng của Trung Quốc

Chưa bao giờ dễ dàng khi để làm ra món mì đặc biệt này. Người nấu phải hết sức cẩn thận trong từng bước khi chế biến món ăn. Tỷ lệ bột, nước, hay thậm chí độ ẩm không khí. Tất cả mọi thứ được sử dụng vừa phải nếu không sợi mì sẽ mất độ đàn hồi. Nó được phục vụ với nước dùng của thịt bò, thịt và rau.

Mì lát của vùng Sơn Tây, Trung Quốc

Mì lát là một huyền thoại ở Trung Quốc, là một đặc sản của tỉnh Sơn Tây. Người đầu bếp cắt một khối bột lớn (làm từ bột mì hoặc bột gạo) thành những lát dẹt, đổ trực tiếp vào nồi nước sôi rồi nhanh chóng vớt chúng ra. Mì được phục vụ trong một bát nước dùng có bò cay, hoặc chiên kèm một số nguyên liệu.

Món mì đặc trưng của Hàn Quốc là Japchae

Món mì đặc trưng của Hàn Quốc là Japchae

Japchae được làm bằng cách xào mì khoai lang trong dầu mè. Món ăn Hàn Quốc này còn có sự kết hợp của cà rốt thái sợi, hành lá thái mỏng, rau bina, nấm và đôi khi là thịt bò. Nó có hương vị của nước tương và trên cùng là hạt vừng và ớt cắt lát.

Mì Soba của Nhật Bản

Mì soba – một trong những loại mì được yêu thích nhiều nhất ở Nhật Bản – được làm từ các lát mì mỏng (hoặc tấm). Mì soba lạnh thường được ăn cùng với nước sốt làm từ dashi và đậu nành, đậu phụ, trứng hoặc một đĩa tempura.

Mì Somen, Nhật Bản

Mì somen thường rất mỏng và thường được phục vụ lạnh với một loại nước sốt tươi vào mùa hè. Một số nhà hàng phục vụ nó trong một máng tre, mì sẽ bơi trong nước lạnh và đá. Thực khách sẽ được thưởng thức món mì này Somen bằng đũa.

Món mì Kuy Teav ở Campuchia

Món mì Kuy Teav ở Campuchia

Kuy Teav là một trong những món mì ngon nhất của Xiêm Riệp và được sử dụng chính như một món ăn sáng phổ biến ở Campuchia. Món mỳ này có nhiều điểm tương tự như món sa hà phấn của người Quảng Đông, bản điều của người Khách Gia và hủ tiếu ở Việt Nam.

Nguyên liệu của món ăn này bao gồm: nước dùng, mì gạo, các loại thịt như thịt lợn băm, hải sản và các loại gia vị kèm theo như tỏi chiên giòn, chanh, giá đỗ, hạt tiêu và ớt. Đối với phiên bản tại thành phố Phnom Penh, món ăn này được phục vụ với các loại nguyên liệu bổ sung như vịt nướng hoặc tôm sông Mê Kông. Kuy Teav có thể được tìm thấy ở khắp nơi trên đất nước Campuchia, nhưng phần lớn chỉ phục vụ vào buổi sáng. Vì vậy, nếu như bạn thực sự muốn thưởng thức món ăn thơm ngon này thì hãy tới các cửa hàng vào buổi sáng sớm.

Món Mohinga, Myanmar

Mohinga thường được coi là quốc thực của Myanmar và có rất nhiều điểm tương đồng với bún cá ở Việt Nam. Ở các thành phố lớn, những người bán hàng rong và các quán nhỏ ven đường bán hàng trăm tô Mohinga mỗi ngày cho dân địa phương và khách qua đường. Dù rằng được bán suốt ngày, nhưng loại mì này thường được dùng cho bữa sáng.

Có nhiều phiên bản của món này tại nhiều vùng của Miến Điện, ví dụ như phiên bản của người Rakhine với nhiều mắm cá Ngapi và ít nước lèo hơn. Tuy nhiên, cách nấu chuẩn của món này là theo kiểu miền nam Miến Điện. Đây là nơi mà nguồn cá tươi dồi dào từ các con sông và kênh rạch. Các nguyên liệu chính của món Mohinga gồm: bột đậu chickpea hoặc gạo rang xay; tỏi, hành tím, sả, bắp chuối, gừng; mắm cá, nước mắm và cá da trơn nấu trong nước lèo đậm vị, giữ nóng sốt trong cái vạc lớn.

Món này được ăn kèm nước mắm, chanh vắt, hành tím rang vàng, ngò rí, hành lá, ớt khô giã và một số các món rán giòn như hành tây chiên. Mohinga ngày nay cũng được thay đổi để thích nghi với các cách dùng khác nhau và dần trở nên thuận tiện hơn với phiên bản đóng gói dùng ăn liền như mỳ gói.

Món Soto ayam của Indonesia

“Soto” là cụm từ được sử dụng cho món súp kiểu Indonesia, còn ayam có nghĩa là gà. Do vậy có thể đơn giản soto ayam là một món mì gà cực phổ biến tại quốc gia này. Đây là món ăn nhẹ thường được sử dụng vào bữa sáng. Bởi nó có vị thanh đạm, dễ tiêu.

Soto ayam có màu vàng đặc trưng từ những củ nghệ. Trứng luộc, khoai tây chiên, lá cần tây và hẹ xào là những món ăn kèm. Những món ăn kèm đó có thể kích thích vị giác của người dùng. Tuy nhiên, Soto Ambengan ở thành phố Surabaya có biến thể hơi khác với màu vàng đậm và có thêm thành phần là phồng tôm. Ở một số nơi, người ta còn chế biến soto ayam thành món mì có cả thịt bò thay vì chỉ dùng gà như truyền thống. Soto ayam có nguồn gốc từ Indonesia. Thế nhưng ngày nay dần phổ biến tại rất nhiều nơi ở Malaysia và Singapore.

Nguồn: dulich.petrotimes.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.