những món đặc sản của Bạc Liêu
Ẩm Thực Đời Sống

Bạc Liêu cùng những món đặc sản “chiều lòng” du khách

5 phút, 15 giây để đọc.

Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với những anh chàng đốt tiền “tán gái”. Nơi vùng đất đồng bằng sông Cửu Long này còn có những món ăn phong phú, tươi ngon, bổ dưỡng, hút hồn bao du khách, ai cũng mê khám phá. Nếu ai đã từng về miền Tây và có dịp nếm thử đặc sản nơi đây chắc chắn sẽ không thể quên được món bò cay Bạc Liêu – một trong những món ăn đẹp nhất, gây ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên. Hãy cùng dautuweb điểm danh những đặc sản mà bạn nên thử một lần trong đời khi đến Bạc Liêu nhé!

Món bún bò cay Bạc Liêu

Món bún bò cay Bạc Liêu

Có dịp về Bạc Liêu, bạn hãy nếm thử món bún bò cay. Không giống những món bún đặc sản đã phổ biến ở nhiều vùng miền như bún mắm, bún bò, bún chả,… Bí quyết nấu món cay thú vị này, người Bạc Liêu vẫn giữ cho riêng mình. Nếu chỉ nghe tên gọi, bạn rất khó hình dung mức độ cay trong món bún bò cay Bạc Liêu. Dù bạn có thận trọng gọi tô ít cay. Nhưng chỉ qua vài muỗng đầu, nước mắt bạn sẽ “rưng rưng” vì quá cay. Nó cay đến tê lưỡi.

Nước dùng bún bò cay được nấu từ xương heo hoặc xương bò và nước dừa. Thịt bò có cả nạc, nạm, gàu, gân,… Cắt thành miếng dày như trong món bò kho. Gia vị ướp thịt gồm bột quế, bột nghệ, hạt cà ri, tỏi, gừng, riềng, sả, dầu điều; đặc biệt không thể thiếu nước cam vắt giúp thịt bò mềm và tăng hương vị. Thịt ướp ngấm đem xào săn rồi đổ nước dùng vào nấu. Bí quyết để vị cay thấm vào thịt bò là dùng ớt sừng chín, bỏ hạt. Sau đó đem hấp chín rồi xay nhuyễn. Đến khi thịt bò gần được thì cho ớt vào để tạo màu và tạo vị cay xé lưỡi.

Món bánh củ cải

Món bánh củ cải

Là một món ăn quen thuộc của người Hoa (Triều Châu và Phúc Kiến). Thường được các cô/chú đẩy xe bán ở khu vực chợ Trung Tâm phường 3 và ngã tư Lê Duẫn – Bà Triệu. Đặc điểm để biết là vỏ bánh trắng được hấp từ bột gạo và bột năng; nhân bên trong nhiều màu sắc từ thịt, củ cải, lạp xưởng, tôm, củ sắn,… Ngoài ra, một phần không thể thiếu là nước mắm. Nước mắm được pha bằng bàn tay khéo léo của người thợ thêm vào một chút chanh, đường và nước dừa. Làm như vậy là để tăng độ béo, ngọt hòa với vị bánh thơm ngon có chút hơi nồng từ củ cải. Tất cả đã tạo ra nét đặc trưng và tên gọi Bánh củ cải ngày nay.

Món bún nước lèo

Khác với Bún nước lèo Sóc Trăng, màu nước lèo của bún ở Bạc Liêu được nấu nguyên chất từ mắm cá biển; hoặc cá đồng nên đục hơn, đậm đà hơn. Có nơi vì muốn nước lèo có vị ngọt. Thế nên họ sử dụng nước dừa để nấu nước lèo. Đồng thời sử dụng nồi đất để giữ độ nóng được lâu hơn và ngon hơn.

Món lẩu mắm

Món lẩu mắm

Lẩu mắm nổi tiếng hơn 30 năm ở Bạc Liêu là Lẩu mắm Hồng Gấm. Đây là một trong những món ăn mà du khách nên thưởng thức ít nhất một lần khi ghé thăm Bạc Liêu. Với tên gọi là Lẩu mắm nhưng nước lẩu được làm hoàn toàn từ nước dừa làm tăng độ ngọt, béo của nước dùng hòa với vị mặn của mắm. Cá được dùng để nấu lẩu gồm: 7 loại cá (tùy chọn), thịt heo ba rọi, tôm, mực, đậu hũ…

Đặc biệt, nếu muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn này thì phải ăn với các loại rau đồng; nào là: rau muống, rau cần, rau đắng, rau dừa, bồn bồn, cù nèo, rau ngổ, bắp chuối, bông súng, năn; các loại bông (bông bí, bông so đũa, bông điên điển,…); rồi có cả cà tím, đậu rồng, khổ qua… Bạn sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt, béo của nước dừa; vị mặn của mắm; vị thơm của cá; vị giòn của rau; vị cay cay của ớt và một chút vị đắng của sả băm ngay từ lần ăn đầu tiên.

Cảm giác thích nhất vẫn là vào thời điểm mùa mưa cùng bạn bè, gia đình đến thưởng thức lẩu mắm cùng với nhau ở không gian quán không quá lớn. Điều này sẽ mang đến cảm giác như chúng ta đang thưởng thức tại chính ngôi nhà mình cùng với gia đình. Hiện tại, ngoài Lẩu mắm Hồng Gấm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5 (gần chùa Long Phước) thì ngày nay Lẩu mắm Hồng Gấm mở thêm 1 quán mới ở Khu dân cư Phường 2 để kịp đáp ứng nhu cầu của các đoàn khách đến tham quan Bạc Liêu.

Món bánh xèo Bạc Liêu

Khác với các loại bánh xèo miền Trung hay bánh xèo nổi tiếng ở Cần Thơ, bánh xèo Bạc Liêu có kích thước to hơn và trung bình một cái bánh có thể 2 – 3 người ăn. Bánh có độ giòn rụm, đầy ắp nhân thịt, tôm, củ sắn, đậu xanh và giá ở bên trong. Rau thường được họ chọn là rau họ tự trồng từ vườn nhà như: lá xoài non, xà lách, diếp cá, húng quế, cải bẹ xanh, lá cách,…

Chỉ cần đi dọc theo hướng Giồng Nhãn về Xiêm Cán của Bạc Liêu, du khách có thể bắt gặp kha khá quán Bánh xèo. Những quán này được người dân tận dụng xây dựng quanh khu đất trồng nhãn. Việc này đã giúp du khách vừa có thể nhâm nhi bánh xèo, vừa nhìn ngắm những cây nhãn đang vươn mình mạnh mẽ trên mảnh đất cận biển. Nếu ghé quán Bánh xèo A Mật; quý đoàn còn có thể thưởng thức nhiều món hải sản hấp, xào, gỏi cuốn. Đồng thời nhấp một vài ly rượu nhãn được người dân ủ từ chính từ nhãn của vườn nhà.

Nguồn: 24h.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.