đặc sản Sài Gòn
Ẩm Thực Đời Sống

5 đặc sản Sài Gòn vừa thơm ngon lại gây thương nhớ

4 phút, 46 giây để đọc.

 Là một trong những thành phố có sự giao lưu văn hóa rõ nét giữa các vùng miền. Từ đó những món ăn đặc sản của người Sài Gòn đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người. Tuy không có ẩm thực “chất riêng” như Hà Nội, Đà Nẵng nhưng ẩm thực Sài Gòn luôn biết cách dùng những món ăn đường phố thôn quê để níu chân du khách mà chỉ ăn một lần là nhớ mãi.

Ở Sài Gòn, có lẽ không món ăn nào dễ kiếm như món chả giò, dù ở bất cứ đâu, món chả giò cũng xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, các gánh hàng rong và thậm chí trên các xe đẩy, trông bắt mắt và khiến người ta phải thòm thèm đến lạ. Và còn nhiều đặc sản khác nữa. Hãy cùng dautuweb tìm hiểu nhé!

Món gỏi cuốn

Món gỏi cuốn

Để ăn món này, thực khách không ngại dùng tay, xong cuốn nào ăn ngay cuốn đó mới ngon. Không có gì cầu kỳ phức tạp, gỏi cuốn đơn giản chỉ là cái bánh tráng mỏng, mềm, dai bên ngoài, bên trong cho vài ba con tôm, mấy lát thịt ba rọi luộc, chút bún tươi, vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài, thêm ít giá, rau thơm, xà lách… cuốn lại. Gỏi cuốn ngon trước hết phải có nguyên liệu tươi và đòi hỏi người cuốn phải khéo tay, cuốn chắc tay, gọn ghẽ. Nhưng yếu tố quyết định lại nằm ở phần nước chấm.

Mắm nêm được chọn là loại nước chấm dùng cho gỏi cuốn ngon hơn cả. Mắm nêm được pha cùng tỏi ớt giã nhuyễn; chanh đường để nước chấm có đủ vị mặn, ngọt, chua, cay; thêm một ít thơm bằm nhuyễn để món chấm có vị thanh dịu. Với một số người không quen mùi hôi của mắm nêm, đã có nước mắm chua ngọt hoặc tương, được làm từ tương hột đem xay hoặc giã nhuyễn, pha chế vừa ăn, rắc lên mặt ít đậu phộng rang béo ngậy, thơm lừng. Và lạ lùng thay mỗi thứ nước chấm lại mang đến cho món gỏi một hương vị ngon, lạ khác nhau.

Hầu như mỗi góc phố, góc chợ của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đều có một hàng gỏi cuốn. Món gỏi cuốn tưởng chừng đơn giản nhưng làm ngất ngây nhiều người. Đặc biệt, du khách đến từ các tỉnh thành trong nước và cả du khách quốc tế.

Cơm tấm Sài Gòn

Cơm tấm Sài Gòn

Cơm tấm Sài Gòn – món ăn được yêu thích nhất. Dù không phải là duy nhất nhưng cơm tấm luôn được liệt vào danh sách các món ăn đặc sản Sài Gòn. Bởi đây là món ăn rất được yêu thích của người miền Nam. Minh chứng là từ các con đường lớn cho đến các con hẻm nhỏ đều thấy bóng dáng của những quán cơm tấm.

Người Sài Gòn họ rất sành ăn món này, có thể ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối muộn. Cơm tấm là món ăn phổ biến nhất ở Sài Gòn. Nói đến cơm tấm, tuyệt vời nhất là gọi được đĩa cơm sườn, bì, chả. Trong đó sườn là nguyên liệu chính, được tẩm ướp rất đậm đà sau đó nướng trên than hồng bốc khói nghi ngút. Đặc biệt, đĩa cơm tấm chuẩn Sài Gòn nhất định không thể thiếu chút mỡ hành; chén mắm chua ngọt nếu có thêm rau sống, đậu rồng lại càng ngon gấp bội.

Hủ tiếu mực

Hủ tiếu mực chính là biến tấu của món hủ tiếu truyền thống. Hủ tiếu là một món ăn quen thuộc, dân của của người Sài Gòn nói riêng và người miền Nam nói chung. Dù “sinh sau đẻ muộn“ nhưng hấp dẫn nhất vẫn phải kể món hủ tiếu mực, được biết đến là một món ăn đặc sản Sài Gòn ai cũng mê. Đúng như cái tên của nó, hủ tiếu mực nổi bật với những con mực trắng nõn; kèm theo đó là tôm cùng với hành phi, tiêu. Tất cả mọi thứ hoà quyện với nhau nên càng làm cho món hủ tiếu thêm hấp dẫn.

Xôi mặn – món ngon Sài Gòn

Xôi mặn - món ngon Sài Gòn

Xôi mặn – món ngon Sài Gòn lý tưởng cho bữa sáng. Nếu người miền Trung thích ăn xôi đậu thì người Sài Gòn lại rất chuộng món xôi mặn. Nên xôi mặn cũng là một món ăn sáng khá nổi tiếng ở đây. Xôi mặn có đôi ba kiểu, đó là xôi thịt gà, xôi thịt xíu, xôi ruốc, xôi lạp xưởng. Tuy nhiên, vị ngon của xôi mặn không chỉ ngon ở phần nguyên liệu được tẩm ướp kỹ càng mà còn ở tép khô, mỡ hành cùng với nước sốt óng ánh.

Phá lấu

Phá lấu

Phá lấu là thứ đặc sản Sài Gòn không thể bỏ qua. Nếu nói đến các món ăn đặc sản Sài Gòn mà bạn bỏ qua phá lấu thì chính là điều không trọn vẹn. Vốn có nguồn gốc từ dân tộc Tày. Món phá lấu được biến tấu theo khẩu vị của người miền Nam nên dễ ăn hơn. Từ các nguyên liệu chủ yếu là nội tạng của lòng, dồi, dạ dày. Đặc biệt là người Sài Gòn có cách chế biến rất riêng để khử mùi hôi. Sau đó, đem nấu với các loại gia vị như quế chi, bát giát, ngũ vị hương. Tất cả kết hợp với nhau và tạo nên một thứ hương vị đặc biệt thơm ngon. Khi ăn với bánh mì lại càng tuyệt hơn nữa.

Nguồn: 24h.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.